Bệnh về đường hô hấp cực kỳ nguy hiểm với trẻ sơ sinh
Trong 100 trẻ vào viện, khoảng 70 trẻ có bệnh về đường hô hấp, 20 đứa trẻ mắc bệnh lý về đường tiêu hóa.
PGS.TS Nguyễn Thị Diệu Thúy, Trưởng Bộ môn Nhi, Đại học Y Hà Nội cho biết một con số đáng báo động trong 100 trẻ vào viện thì có đến khoảng 70 trẻ có bệnh về đường hô hấp; 20 đứa trẻ mắc bệnh lý về đường tiêu hoá; 10 đứa trẻ là mắc các bệnh lý còn lại như về thận, nội tiết...
Theo PGS. Thúy, mỗi năm 1 đứa trẻ dưới 2 tuổi bị ít nhất 3-5 đợt hắt hơi, sổ mũi, viêm họng, đặc biệt khi thay đổi thời tiết như thời điểm này. Do đó số bệnh nhân nhi khoa và tai mũi họng vào thời điểm này thường rất đông.
Trẻ đi viện như “cơm bữa” vì đủ thứ bệnh
Theo số liệu mới nhất của Quỹ nhi đồng Liên Hợp Quốc (UNICEF), mỗi năm trên thế giới có 600.000 trẻ em dưới 5 tuổi tử vong vì ô nhiễm không khí. Là một chuyên gia về nhi khoa, PGS. Thúy cho rằng ô nhiễm môi trường là một vấn đề lớn trên toàn cầu, trong đó trẻ em và người già là đối tượng khá nhạy cảm, do hệ thống miễn dịch chưa hoàn thiện hoặc suy yếu nên dễ mắc bệnh, chủ yếu là các bệnh lý về đường hô hấp.
Ở trẻ em có 2 nhóm bệnh về hô hấp là bệnh lý cấp và bệnh lý mạn tính. Các bệnh lý đường hô hấp trên như: viêm mũi họng cấp, viêm tai giữa... cứ tái đi tái lại. Do đó tại các bệnh viện nhi và khoa nhi, rất nhiều trẻ đến khám tai mũi họng do thay đổi thời tiết kết hợp với ô nhiễm môi trường.
Trẻ nhỏ rất dễ mắc các bệnh về đường hô hấp. Ảnh minh họa.
Một bệnh lý mạn tính khác cũng rất hay gặp ở trẻ là hen phế quản, bệnh này ở Việt Nam và thế giới đang ngày càng gia tăng, đặc biệt là ở trẻ em. Bệnh hen phế quản gắn liền với ô nhiễm môi trường là một vấn đề không thể chối cãi. Ngay cả những nước phát triển thì tỉ lệ hen phế quản cũng rất cao, do gánh nặng của ô nhiễm môi trường, đặc biệt ở thành thị, các khu công nghiệp hoá.
Theo PGS. Thúy, hen phế quản là một bệnh hô hấp mạn tính và rất hay gặp ở trẻ em nhưng để chẩn đoán hen phế quản ở trẻ 2 tuổi là tương đối khó vì muốn chẩn đoán bệnh mạn tính thì phải có tính chất tái đi tái lại và một số thăm dò kèm theo. Ô nhiễm môi trường chính là một yếu tố làm khởi phát những đợt hen vì ngoài cơn hen thì đứa trẻ hoàn toàn bình thường, có thể ảnh hưởng chất lượng cuộc sống một chút, nhưng mỗi đợt cấp thì trẻ sẽ bị ho, khò khè, khó thở, ốm, mệt mỏi.
“Hen ở mỗi mức độ khác nhau thì có liệu trình điều trị khác nhau. Nhiều ông bố bà mẹ không biết thì khi đưa con đến viện nói rằng muốn con nằm viện cho đến khi khỏi hẳn, tuy nhiên tôi xin khuyến cáo hen là bệnh không thể chữa khỏi hẳn được mà có tính chất tái đi tái lại, nhưng có những thời điểm từ sau 5 tuổi thì bệnh hen giảm dần một cách tự nhiên nhưng không có nghĩa là khỏi. Nó cứ âm ỉ và nếu tình trạng ô nhiễm môi trường vẫn cứ tiếp tục thì nó vẫn duy trì hen và thậm chí thành hen mạn tính sau này. Đặc biệt có những đứa trẻ sau 5-6 tuổi đã hết hen sữa rồi nhưng đến 40 tuổi lại bị hen trở lại...”- PGS. Thúy nói.
Một nhóm bệnh lý nữa nhiều người nghĩ là nó không liên quan nhưng thực tế nó liên quan rất nhiều đến ô nhiễm môi trường, đó là các bệnh lý về phát triển não. PGS. Thúy cho rằng, mọi thứ liên quan đến ô nhiễm cứ ngấm dần từ khi bà mẹ mang thai đến khi phát triển. Rất nhiều nghiên cứu cũng nói bệnh tự kỷ có liên quan đến ô nhiễm môi trường lâu dài. Vấn đề ô nhiễm môi trường đã được đưa ra bàn thảo ở rất nhiều hội nghị quốc tế thu hút sự quan tâm của nhiều chuyên gia.
Bên cạnh đó, ô nhiễm môi trường còn liên quan đến một số bệnh chuyển hoá. Trẻ sống trong môi trường ô nhiễm có thể mắc một số bệnh như đái tháo đường hoặc một số bệnh mạn tính khác.
Như vậy có rất nhiều bệnh, ngoài các bệnh ở người lớn như ung thư, tim mạch, ở trẻ em nhóm bệnh về hô hấp, bệnh về phát triển trí tuệ, nhóm bệnh rối loạn chuyển hoá là những vấn đề đáng lưu ý, đặc biệt là trẻ dưới 5 tuổi.
Làm thế nào để trẻ có hệ hô hấp khỏe mạnh?
Đây là nỗi băn khoăn của rất nhiều các ông bố bà mẹ. Về vấn đề này, PGS. Thúy khuyến cáo, cha mẹ cần vệ sinh mũi họng hàng ngày để làm giảm các dị nguyên lạ đi vào đường hô hấp. Hoặc khi đi ăn uống ở bên ngoài về nhà thì nên rửa tay chân cũng là một cách để giảm ô nhiễm.
Bên cạnh đó cho trẻ có chế độ dinh dưỡng tốt, uống nhiều nước, chế độ sinh hoạt tốt để trẻ tăng khả năng tự bảo vệ, tăng sức đề kháng của cơ thể.
Một yếu tố nữa cũng rất hay là cây xanh, trồng nhiều cây xanh sẽ tạo quang hợp, tạo ôxy, tạo môi trường trong lành, mát mẻ và giảm khả năng ô nhiễm môi trường. Gia đình có điều kiện có thể có máy lọc, hoặc làm cho nhà cửa thoáng đãng... Như vậy là có rất nhiều yếu tố phối hợp với nhau để làm giảm nguy cơ ô nhiễm cho đứa trẻ.
PGS.TS Nguyễn Thị Diệu Thúy, Trưởng Bộ môn Nhi, Đại học Y Hà Nội cho biết một con số đáng báo động trong 100 trẻ vào viện thì có đến khoảng 70 trẻ có bệnh về đường hô hấp; 20 đứa trẻ mắc bệnh lý về đường tiêu hoá; 10 đứa trẻ là mắc các bệnh lý còn lại như về thận, nội tiết...
Theo PGS. Thúy, mỗi năm 1 đứa trẻ dưới 2 tuổi bị ít nhất 3-5 đợt hắt hơi, sổ mũi, viêm họng, đặc biệt khi thay đổi thời tiết như thời điểm này. Do đó số bệnh nhân nhi khoa và tai mũi họng vào thời điểm này thường rất đông.
Trẻ đi viện như “cơm bữa” vì đủ thứ bệnh
Theo số liệu mới nhất của Quỹ nhi đồng Liên Hợp Quốc (UNICEF), mỗi năm trên thế giới có 600.000 trẻ em dưới 5 tuổi tử vong vì ô nhiễm không khí. Là một chuyên gia về nhi khoa, PGS. Thúy cho rằng ô nhiễm môi trường là một vấn đề lớn trên toàn cầu, trong đó trẻ em và người già là đối tượng khá nhạy cảm, do hệ thống miễn dịch chưa hoàn thiện hoặc suy yếu nên dễ mắc bệnh, chủ yếu là các bệnh lý về đường hô hấp.
Ở trẻ em có 2 nhóm bệnh về hô hấp là bệnh lý cấp và bệnh lý mạn tính. Các bệnh lý đường hô hấp trên như: viêm mũi họng cấp, viêm tai giữa... cứ tái đi tái lại. Do đó tại các bệnh viện nhi và khoa nhi, rất nhiều trẻ đến khám tai mũi họng do thay đổi thời tiết kết hợp với ô nhiễm môi trường.
Trẻ nhỏ rất dễ mắc các bệnh về đường hô hấp. Ảnh minh họa.
Một bệnh lý mạn tính khác cũng rất hay gặp ở trẻ là hen phế quản, bệnh này ở Việt Nam và thế giới đang ngày càng gia tăng, đặc biệt là ở trẻ em. Bệnh hen phế quản gắn liền với ô nhiễm môi trường là một vấn đề không thể chối cãi. Ngay cả những nước phát triển thì tỉ lệ hen phế quản cũng rất cao, do gánh nặng của ô nhiễm môi trường, đặc biệt ở thành thị, các khu công nghiệp hoá.
Theo PGS. Thúy, hen phế quản là một bệnh hô hấp mạn tính và rất hay gặp ở trẻ em nhưng để chẩn đoán hen phế quản ở trẻ 2 tuổi là tương đối khó vì muốn chẩn đoán bệnh mạn tính thì phải có tính chất tái đi tái lại và một số thăm dò kèm theo. Ô nhiễm môi trường chính là một yếu tố làm khởi phát những đợt hen vì ngoài cơn hen thì đứa trẻ hoàn toàn bình thường, có thể ảnh hưởng chất lượng cuộc sống một chút, nhưng mỗi đợt cấp thì trẻ sẽ bị ho, khò khè, khó thở, ốm, mệt mỏi.
“Hen ở mỗi mức độ khác nhau thì có liệu trình điều trị khác nhau. Nhiều ông bố bà mẹ không biết thì khi đưa con đến viện nói rằng muốn con nằm viện cho đến khi khỏi hẳn, tuy nhiên tôi xin khuyến cáo hen là bệnh không thể chữa khỏi hẳn được mà có tính chất tái đi tái lại, nhưng có những thời điểm từ sau 5 tuổi thì bệnh hen giảm dần một cách tự nhiên nhưng không có nghĩa là khỏi. Nó cứ âm ỉ và nếu tình trạng ô nhiễm môi trường vẫn cứ tiếp tục thì nó vẫn duy trì hen và thậm chí thành hen mạn tính sau này. Đặc biệt có những đứa trẻ sau 5-6 tuổi đã hết hen sữa rồi nhưng đến 40 tuổi lại bị hen trở lại...”- PGS. Thúy nói.
Một nhóm bệnh lý nữa nhiều người nghĩ là nó không liên quan nhưng thực tế nó liên quan rất nhiều đến ô nhiễm môi trường, đó là các bệnh lý về phát triển não. PGS. Thúy cho rằng, mọi thứ liên quan đến ô nhiễm cứ ngấm dần từ khi bà mẹ mang thai đến khi phát triển. Rất nhiều nghiên cứu cũng nói bệnh tự kỷ có liên quan đến ô nhiễm môi trường lâu dài. Vấn đề ô nhiễm môi trường đã được đưa ra bàn thảo ở rất nhiều hội nghị quốc tế thu hút sự quan tâm của nhiều chuyên gia.
Bên cạnh đó, ô nhiễm môi trường còn liên quan đến một số bệnh chuyển hoá. Trẻ sống trong môi trường ô nhiễm có thể mắc một số bệnh như đái tháo đường hoặc một số bệnh mạn tính khác.
Như vậy có rất nhiều bệnh, ngoài các bệnh ở người lớn như ung thư, tim mạch, ở trẻ em nhóm bệnh về hô hấp, bệnh về phát triển trí tuệ, nhóm bệnh rối loạn chuyển hoá là những vấn đề đáng lưu ý, đặc biệt là trẻ dưới 5 tuổi.
Làm thế nào để trẻ có hệ hô hấp khỏe mạnh?
Đây là nỗi băn khoăn của rất nhiều các ông bố bà mẹ. Về vấn đề này, PGS. Thúy khuyến cáo, cha mẹ cần vệ sinh mũi họng hàng ngày để làm giảm các dị nguyên lạ đi vào đường hô hấp. Hoặc khi đi ăn uống ở bên ngoài về nhà thì nên rửa tay chân cũng là một cách để giảm ô nhiễm.
Bên cạnh đó cho trẻ có chế độ dinh dưỡng tốt, uống nhiều nước, chế độ sinh hoạt tốt để trẻ tăng khả năng tự bảo vệ, tăng sức đề kháng của cơ thể.
Một yếu tố nữa cũng rất hay là cây xanh, trồng nhiều cây xanh sẽ tạo quang hợp, tạo ôxy, tạo môi trường trong lành, mát mẻ và giảm khả năng ô nhiễm môi trường. Gia đình có điều kiện có thể có máy lọc, hoặc làm cho nhà cửa thoáng đãng... Như vậy là có rất nhiều yếu tố phối hợp với nhau để làm giảm nguy cơ ô nhiễm cho đứa trẻ.
Chúc các bạn thành công và luôn hạnh phúc trong cuộc sống!
Bệnh về đường hô hấp cực kỳ nguy hiểm với trẻ sơ sinh
Reviewed by Unknown
on
01:51
Rating: